Thiết kế website thương mại điện tử: Những điều cần lưu ý để kinh doanh online hiệu quả

Trong thời đại số, website thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm, mà còn là “cửa hàng trực tuyến” giúp bạn tăng doanh số, xây dựng thương hiệu và phục vụ khách hàng 24/7. Tuy nhiên, không phải website nào cũng mang lại hiệu quả. Và, để một website TMĐT thật sự hoạt động tốt thì dòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố cần được đầu tư kỹ lưỡng ngay từ đầu.

Trong bài viết này, Gia Linh sẽ giúp bạn nắm rõ những điều cần lưu ý khi thiết kế website thương mại điện tử, và gợi ý giải pháp phù hợp với từng nhu cầu kinh doanh.

 

Hiểu rõ mục tiêu và khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào thiết kế giao diện hay lựa chọn nền tảng, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu website của mình là gì, chẳng hạn:

  • Bán lẻ trực tiếp đến người dùng (B2C)?
  • Bán sỉ cho đại lý, đối tác (B2B)?
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân, kết hợp bán hàng?
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn kèm đơn đặt hàng?

Đồng thời, việc hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu cũng giúp bạn thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) phù hợp hơn: họ ở độ tuổi nào? Có thường dùng điện thoại hay máy tính? Thói quen mua sắm online ra sao?

Giao diện chuyên nghiệp, tối ưu chuyển đổi

Một website thương mại điện tử cần sự chuyên nghiệp hơn là “đẹp mắt” – Bởi mục tiêu chính của nó đó là dẫn dắt khách hàng đến hành động mua hàng càng nhanh càng tốt.

 

Những yếu tố quan trọng cần có trong giao diện:

  • Trang chủ thu hút, làm rõ USP (giá trị khác biệt) của sản phẩm.
  • Menu rõ ràng, dễ tìm kiếm sản phẩm theo danh mục.
  • CTA (Call To Action) nổi bật như “Thêm vào giỏ”, “Mua ngay”, “Liên hệ tư vấn”.
  • Thiết kế responsive – tương thích mọi thiết bị (đặc biệt là mobile).
  • Tốc độ tải trang nhanh, không để khách hàng chờ đợi.

Tính năng bán hàng phải đủ, không rối mắt

Một sai lầm phổ biến khi thiết kế website TMĐT đó là nhồi nhét quá nhiều tính năng, khiến trải nghiệm người dùng bị loãng. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu từ những tính năng cốt lõi như:

  • Giỏ hàng, thanh toán nhanh.
  • Tích hợp các phương thức thanh toán phổ biến (Momo, VNPAY, COD…).
  • Quản lý đơn hàng, trạng thái vận chuyển.
  • Tích hợp chatbot, live chat hoặc hotline tư vấn.
  • Gợi ý sản phẩm liên quan / nổi bật.
  • Đánh giá, nhận xét từ khách hàng.

Sau đó, tuỳ vào nhu cầu mở rộng, bạn có thể tích hợp thêm các tính năng như tự động tính phí ship, kết nối CRM, email marketing, upsell/cross-sell, thanh toán trả góp,…

 

Tối ưu SEO và khả năng hiển thị trên Google

Một website đẹp mà không ai tìm thấy trên Google thì cũng như xây nhà mà không có biển số vậy. Do đó, việc tối ưu SEO ngay từ đầu sẽ giúp cho website của bạn:

  • Nhanh lên top Google với từ khóa sản phẩm/dịch vụ.
  • Giảm chi phí quảng cáo trả phí.
  • Tăng lượng truy cập đều đặn mỗi tháng.

Tuy nhiên bạn cũng cần tối ưu tốt các điểm sau trong SEO:

  • Cấu trúc URL thân thiện.
  • Thẻ tiêu đề, mô tả rõ ràng.
  • Hình ảnh nén gọn, có thẻ ALT.
  • Bài viết chuẩn SEO, mô tả sản phẩm tối ưu từ khóa.

Lưu ý về bảo mật và bảo trì website

Bán hàng online đồng nghĩa với việc phải xử lý thông tin khách hàng, đơn hàng, thanh toán, vì vậy website cần được bảo mật nghiêm túc.

Cho nên sẽ có Một số tiêu chí bắt buộc mà bạn cần phải tuân theo như:

  • Giao thức HTTPS (SSL).
  • Bảo vệ chống spam và tấn công brute-force.
  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu.
  • Cập nhật phiên bản hệ thống (đặc biệt với WordPress).

Lựa chọn nền tảng phù hợp: WordPress hay Haravan?

Hôm trước Gia Linh có một bài chia sẻ về so sánh giữa 2 nền tảng này rồi, cho nên phần này Gia Linh xin phép nói tóm gọn lại vài điểm về sự khác biệt giữa WordPress và Haravan:

  • WordPress: Linh hoạt, tùy biến cao, phù hợp với doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng đi kèm blog/giới thiệu/thương hiệu cá nhân. Chi phí vận hành thấp, quản lý dễ dàng.
  • Haravan: Phù hợp với shop online, doanh nghiệp có chiến lược bán hàng đa kênh, cần tích hợp sẵn các tính năng bán hàng.

⇒ Nếu bạn chưa biết nên chọn nền tảng nào cho website thương mại điện tử của mình, hãy liên hệ Gia Linh để được tư vấn miễn phí nhé.

Quy trình làm việc tại Gia Linh

  • Tư vấn 1:1 miễn phí – phân tích nhu cầu thực tế.
  • Báo giá chi tiết, không phát sinh ngoài dự kiến.
  • Thiết kế demo giao diện trước khi triển khai.
  • Thực hiện đúng tiến độ, bàn giao đầy đủ hướng dẫn sử dụng.
  • Bảo trì bảo hành trọn đời hosting.
  • Hỗ trợ nâng cấp tính năng, marketing về sau.

Đặc biệt, Gia Linh cam kết bảo trì, bảo hành tận tâm, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình vận hành, đảm bảo website luôn hoạt động ổn định, tránh gián đoạn kinh doanh.

Nói tóm lại,

Website thương mại điện tử không chỉ là công cụ bán hàng – đó còn là tài sản số giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc đầu tư thiết kế bài bản ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau.

⇒ Nếu bạn đang có ý định làm website bán hàng, hoặc muốn nâng cấp hệ thống hiện tại để bán hàng tốt hơn, đẹp hơn, nhanh hơn – đừng ngần ngại liên hệ Nguyenphucgialinh.

📌 Xem portfolio tại: https://www.behance.net/gizalink📞 Inbox/Zalo Gia Linh ngay để được báo giá và demo miễn phí ngay hôm nay!

0 CommentsClose Comments

Leave a comment